Đau bụng, đau lưng luôn là nỗi ám ảnh của chị em ngày đèn đỏ. Cơn đau không chỉ dừng lại ở mức âm ỉ mà có thể trở nên dữ dội khiến chị em phải sử dụng đến thuốc giảm đau. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Menu xem nhanh
Tại sao lại bị đau bụng kinh?
Đau bụng kinh rất phổ biến, hầu hết các bé gái và phụ nữ bị đau với cường độ khác nhau vào một thời điểm nào đó trong kỳ kinh nguyệt. Ở một số người, cơn đau tồi tệ đến mức họ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi làm hoặc đi học.
Theo thống kê, có khoảng 70-90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau bụng hành kinh?
Thiếu máu: Theo nghiên cứu, vào ngày “đèn đỏ”, tử cung co bóp quá mạnh, làm giảm lưu lượng máu đến cơ tử cung, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Thiếu máu khiến đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Khí huyết lưu thông kém: Khí huyết kém lưu thông dẫn đến ứ tắc, có thể hình thành cục máu đông và gây đau. Cộng thêm việc tử cung co thắt quá mạnh, tình trạng đau bụng kinh ngày càng dữ dội hơn.
Đau bụng kinh cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Trường hợp đau bụng dữ dội trong quá trình hành kinh thì cần theo dõi, thăm khám và điều trị sớm.
Uống thuốc giảm đau để cải thiện đau bụng kinh
Thuốc giảm đau là một trong những giải pháp được chị em lựa chọn để giảm đau bụng kinh nhanh và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc, sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc giảm đau thường được sử dụng để giảm đau trong ngày kinh là diclofenac, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này đều thuộc nhóm NSAID. Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin và giúp giảm đau bụng kinh.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Thuốc giảm đau chỉ là biện pháp xoa dịu cơn đau nhất thời, dùng nhiều sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Tới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo đau bụng kinh vẫn quay lại, người bệnh tiếp tục phải sử dụng thuốc giảm đau.
Việc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài làm tích lũy độc tố tại gan, thận, gây viêm loét dạ dày- tá tràng, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.
Nếu bạn lạm dụng thuốc giảm đau, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
Buồn nôn, đau dạ dày
Đau đầu, buồn ngủ
Rối loạn nội tiết tố
Cao huyết áp: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc sử dụng thuốc giảm đau không chứa Aspirin có khả năng khiến phụ nữ bị cao huyết áp gấp đôi so với bình thường.
Tổn thương gan nghiêm trọng
Theo nghiên cứu, rủi ro cho việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian quá dài có thể làm tổn thương gan, suy gan và thậm chí là tử vong.
Khuyến cáo không nên sử dụng ở những người mắc các bệnh lý về gan.
Nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn
Lạm dụng thuốc giảm đau sẽ dễ bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.
Một số bạn còn uống thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt. Những loại thuốc tránh thai này nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm mỏng nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bởi vậy, chỉ dùng thuốc trong trường hợp hãn hữu, theo chỉ định bác sĩ, tốt nhất là KHÔNG NÊN DÙNG.
Cách giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả cho chị em
Chị em nên dùng các sản phẩm hỗ trợ với thành phần từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, đã được chứng minh tác dụng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Bổ Huyết Vinh Gia - Bổ huyết, điều kinh, giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả từ thảo dược, đã được kiểm chứng qua nghiên cứu kiểm nghiệm.
►CÔNG THỨC ĐỘC QUYỀN: KẾT HỢP "BÁT TRÂN THANG" VÀ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Bát trân thang: bài thuốc bổ khí huyết số 1 Đông y, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị thiếu máu, mất máu, giúp bổ huyết điều kinh, tăng lưu thông máu, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gốc rễ, giảm hẳn đau bụng kinh.
Đông trùng hạ thảo: được mệnh danh là dược liệu vàng cho sức khỏe và sắc đẹp, giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Bên cạnh đó còn giúp da mịn màng, hồng hào, làm chậm quá trình lão hóa.
♦ Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Khánh Vân - Nguyên trưởng khoa A9 - Viện Y học cổ truyền Quân Đội đánh giá về sản phẩm Bổ Huyết Vinh Gia