Thiếu máu ở người cao tuổi – Nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Bs Vũ Thị Khánh Vân
Ngày Đăng: 04/03/2022
Lượt xem: 314

Thiếu máu ở người cao tuổi là một tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này phát triển âm thầm nhưng có thể trở nặng bất cứ khi nào khiến người lớn tuổi có thể bị ngất xỉu, hoa mắt, choáng váng, hạ huyết áp. Người bệnh nên trang bị kiến thức phòng ngừa và chữa bệnh để hạn chế được nhiều tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

 
Menu xem nhanh

    1. Nguyên nhân thiếu máu ở người cao tuổi

    1.1. Thiếu sắt

    Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng cơ thể không đủ sắt để tạo tế bào máu, không thể cung cấp oxy cho cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não ở người già.
     
    Thiếu máu do thiếu sắt
     
    Ở người già, cơ thể bị lão hóa, hoạt động của các cơ quan suy giảm, làm giảm khả năng hấp thu sắt. Ngoài ra, ở một số người mắc bệnh về dạ dày cản trở sắt trong thức ăn không hấp thu vào máu.

    Người cao tuổi dùng thuốc giảm đau thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày dẫn đến thiếu máu.

    1.2. Thiếu vitamin B12

    Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh tự miễn thiếu máu ác tính. Rối loạn không miễn dịch của dạ dày hoặc ruột non như bệnh Crohn cũng có thể cản trở sự hấp thụ vitamin B12.

    Một số yếu tố nguy cơ khác gây ra thiếu vitamin B12 bao gồm:
    • Chế độ ăn kiêng, ăn chay.

    • Một số loại loạn di truyền hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến nồng độ B12.

    • Người cao tuổi (10-30%) bị giảm khả năng hấp thu vitamin B12 tự phát.

    • Các loại thuốc như metformin, chất đối kháng thụ thể histamin, thuốc ức chế bơm proton có thể có tác động tới sự hấp thu vitamin B12 trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh thiếu máu ở người già.

    1.3. Bệnh thận

    Thận tạo ra một loại hormone quan trọng gọi là erythropoietin (EPO), đi đến các mô và cơ quan để giúp cơ thể khỏe mạnh. EPO gửi tín hiệu tới cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi người cao tuổi bị bệnh thận, nồng độ EPO thấp khiến số lượng tế bào hồng cầu giảm dẫn đến hiện tượng thiếu máu.

    Theo nghiên cứu, phần lớn những người bị bệnh thận sẽ bị thiếu máu. Thiếu máu có thể xảy ra sớm và nặng hơn do thận bị suy và không thể tạo ra EPO nữa.

    Không phải ai bị thiếu máu do bệnh thận cũng có triệu chứng rõ ràng. Nếu bị bệnh thận, gười bệnh nên làm xét nghiệm máu để đo nồng độ huyết sắc tố ít nhất một lần một năm để kiểm tra thiếu máu.

    1.4. Nguyên nhân khác

    Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, người già có thể bị thiếu máu vì những lý do sau đây:
    • Thiếu máu do thiếu axit folic: Thiếu axit folic gây ảnh hưởng đến sự tổng hợp AND, làm cơ thể sản xuất ra các hồng cầu lớn bất thường, không thể hoạt động đúng cách.

    • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: Đây là trường hợp mà trong cơ thể có kháng thể chống lại tế bào hồng cầu. Kết quả là hồng cầu bị phá hủy sớm hơn bình thường, gây ra hiện tượng thiếu máu.

    • Thiếu máu do suy tủy xương: làm giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu gây ra thiếu máu.

    • Thiếu máu do suy thận mạn: thận bị tổn thương sẽ không tạo đủ chất kích thích tủy xương tạo máu (EPO), kết quả là các tủy xương sẽ sản xuất hồng cầu ít đi và gây ra tình trạng thiếu máu.

    2. Triệu chứng thiếu máu ở người già

    Những triệu chứng thiếu máu ở người già phổ biến là: 

     Triệu chứng cơ năng:
    • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa

    • Mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh

    • Hoa mắt, chóng mặt, đứng lên ngồi xuống thường bị choáng

    • Đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ

    • Tê tay chân

    Triệu chứng thực thể:
    • Da xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống

    • Tóc và móng tay, chân giòn, dễ gãy

    Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu

    3. Cách phòng ngừa và khắc phục thiếu máu ở người cao tuổi

    Một số cách để phòng ngừa và khắc phục tình trạng thiếu máu ở người lớn tuổi:

    3.1. Dinh dưỡng đầy đủ

    Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở người già. Người bị thiếu máu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, folate, vitamin C.
     
    Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người thiếu máu

    Các thực phẩm giàu sắt sẽ giúp tạo tế bào hemoglobin. Cả thực vật và động vật đều có các thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên, nguồn Sắt từ động vật dễ hấp thu hơn.

    Nguồn sắt từ thực vật: cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, trái cây có múi, ớt đỏ, củ dền đỏ, táo tàu, câu kỷ từ, hạt bí ngô, hạt điều,…

    Nguồn sắt từ động vật gồm: thịt bò, gan, động vật, hàu, tôm, cá ngừ, cá hồi, cá chim, cá mòi, cá rô,…      
     
    Các thực phẩm giàu vitamin B12 gồm: gan, ngũ cốc, trứng gà, ức gà, sò, cá hồi, cá ngừ, thịt bò, sữa chua không béo Hy Lạp, giăm bông,…

    3.2. Chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học  

    Bệnh thiếu máu ở người già có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không có chế độ làm việc và sinh hoạt điều độ.

    Người già bị thiếu máu cần có một chế sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý:
    • Hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh, mang vác các vật nặng.

    • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

    • Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

    • Tránh stress, giữ tinh thần thư giãn.

    Giữ tinh thần thư giãn để khí huyết khỏe mạnh

    3.3. Luyện tập thể thao thường xuyên

    Người già bị thiếu máu nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp. Duy trì thể dục thể thao đều đặn 20-30 phút mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe như: tăng cường trao đổi chất, tăng sự dẻo dai, ăn ngủ ngon hơn, nâng cao thể chất.  

    Một số lưu ý về cách tập luyện thể thao cho người thiếu máu:
    • Bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng: Người già bị thiếu máu có thể cảm thấy mệt mỏi do thiếu oxy lưu thông trong cơ thể. Vì vậy cần tập luyện với cường độ chậm và tăng dần theo thời gian. Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp với người cao tuổi như: yoga, thiền, đi bộ.

    • Nghỉ giải lao thường xuyên: Người bệnh thiếu máu cần lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy mệt mỏi thì tạm dừng nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy kiệt sức, hãy ngồi xuống và hít thở.

    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo thói quen tập luyện an toàn, đồng thời tuân thủ kế hoạch điều trị đã được quy định.

    3.4. Bài thuốc bổ từ thảo dược

    Bài thuốc gồm các vị thuốc quý hàng đầu Đông Y như: Đông trùng hạ thảo, đương quy, thục địa, xuyên khung, bạch truật, phục linh, cam thảo giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ cơ thể, dùng tốt trong các trường hợp thiếu máu, mất máu, hoa mắt chóng mặt, người gầy yếu, kém ăn, suy nhược cơ thể.
     
    Thuốc bổ máu thảo dược
     
    Đông trùng hạ thảo là vị thuốc quý được biết đến với tác dụng bổ khí huyết, bồi bổ cơ thể. Theo các nghiên cứu, Đông trùng hạ thảo có khả năng giúp bổ máu, tăng sản sinh hồng cầu, ổn định tuần hoàn máu. Đông trùng hạ thảo kết hợp với các vị thuốc bổ máu hàng đầu như đương quy, thục địa giúp gia tăng tác dụng bổ huyết, bồi bổ sức khỏe tổng thể.

    Việc sử dụng thảo dược hiện nay đang được nhiều người tin dùng vì tính an toàn và hiệu quả của nó, vừa bổ khí huyết, tăng số lượng và chất lượng máu vừa bồi bổ sức khỏe tổng thể. (Chi tiết sản phẩm tại đây). 

    Cách dùng:
    • Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 viên. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

    •  Uống liên tục 3-4 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

    3.5. Khám sức khỏe định kỳ

    Những người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Trong trường hợp đang có bệnh cần theo dõi thì khám theo chỉ định của bác sĩ.
     
    Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, từ đó có cách điều trị phù hợp, phòng tránh được các biến chứng liên quan.

    Thiếu máu được phát hiện thông qua triệu chứng và một số xét nghiệm chuyên khoa (công thức máu, sắt huyết thanh, điện di Hb,…). Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm thì thời gian điều trị càng nhanh, hạn chế được nhièu biến chứng tới sức khỏe.

    4. Các biện pháp điều trị thiếu máu

    Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, người già bị thiếu máu có thể được điều trị bằng những phương pháp sau đây:
    • Sử dụng corticosteroid: được sử dụng với trường hợp thiếu máu do hệ miễn dịch phản ứng quá mức và tấn công, phá hủy nhầm các tế bào hồng cầu.

    • Truyền máu: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp thiếu máu do tan máu bẩm sinh.

    • Sử dụng erythropoietin: đây là loại hormone tổng hợp được sản sinh từ thận. Hormone này có tác dụng kích thích sự sản sinh của hồng cầu và giúp giảm mệt mỏi. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng erythropoietin cho người bị thiếu máu.

    • Bổ sung sắt, vitamin B12, acid folic và các loại vitamin, khoáng chất khác thông qua một số thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Trong trường hợp dùng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.

    Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia về bệnh thiếu máu ở người cao tuổi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được cách phòng tránh và phương pháp điều trị tốt nhất.

    ⏭️Để được tư vấn miễn phí bởi các dược sĩ chuyên môn, bạn có thể liên hệ:

    Hotline: 0899.169.555

    Website: bohuyetvinhgia.vn

    Fanpage: Bổ Huyết Vinh Gia

    Shopee Mall: Viên nang Bổ Huyết Vinh Gia 
    Thông tin
    Bổ huyết vinh gia+
    Bổ huyết vinh gia+

    Lựa chọn liệu trình

    1 tháng
    1 tháng 2 Tháng3 Tháng6 Tháng
    2 lọ Kỳ Lực Đơn

    Giá: 250,000 đ