Dấu hiệu nhận biết người thiếu máu không nên bỏ qua

Tham vấn y khoa: Bs CK II Phạm Hưng Củng
Ngày Đăng: 19/01/2022
Lượt xem: 348
Thiếu máu là tình trạng xảy ra do số lượng hồng cầu khỏe mạnh trong máu thấp hơn so với bình thường. Làm sao để biết mình có bị thiếu máu hay không? Việc tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu thiếu máu sẽ giúp bạn điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. 
 
Menu xem nhanh

    1. Triệu chứng, dấu hiệu thiếu máu thường gặp

    1.1. Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu

    Thiếu chất dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý là nguyên nhân khiến người gầy yếu mệt mỏi. Chế độ ăn mất cân bằng giữa các nhóm chất, thiếu hụt chất có thể khiến bạn bị thiếu năng lượng và gây ra tình trạng mệt mỏi.
     
    Gầy yếu, mệt mỏi do thiếu máu
     
    Khi cơ thể thiếu máu, não và các bộ phận của cơ thể không nhận được đủ hồng cầu và lượng oxy cần thiết. Khi đó, cơ thể sẽ phải làm việc dưới áp lực nặng nề hơn để có đủ năng lượng hoạt động mỗi ngày. Nếu diễn ra liên tục trong thời gian dài, cơ thể sẽ rơi vào  tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

    1.2. Da xanh xao, nhợt nhạt

    Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ bị thiếu đi một lượng sắt cần thiết khiến da bị thiếu hụt huyết sắc tố, dẫn đến người gầy yếu xanh xao. Hệ thống mạch máu nhỏ hơn khiến cơ thể trông xanh xao, nhợt nhạt.
     
    Da xanh xao, nhợt nhạt do thiếu máu
     
    Không đủ tế bào máu khiến làn da trở nên thiếu sức sống, không thể duy trì lớp collagen dưới da, từ đó làm hạn chế khả năng tái tạo tế bào da. Khi tế bào hồng cầu chết, hemoglobin biến thành bilirubin, hợp chất làm cho da và mắt đặc biệt là mí mắt có màu hơi vàng.

    1.3. Thường đau đầu, chóng mặt

    Đây là dấu hiệu người bị thiếu máu thường gặp nhất. Thiếu máu khiến lượng máu lên não không đủ gây nên những cơn đau đầu làm bạn mệt mỏi. Bệnh nhân thường bị đau lan tỏa khắp đầu và có cảm giác căng nặng. Não không đủ máu và oxy để duy trì hoạt động, bị các tác động bên ngoài ảnh hưởng gây đau đầu.
     
    Đau đầu chóng mặt do thiếu máu

    Ở người bị thiếu máu, khi thay đổi tư thế đột ngột cũng sẽ dễ gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Những lúc này, máu và oxy lưu thông lên não chậm và ít hơn bình thường, khiến bạn choáng váng nhẹ, nặng hơn là ngất xỉu.

    1.4. Chán ăn

    Chán ăn, rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những dấu hiệu thiếu máu thường thấy. Khi lượng màu trong cơ thể không được cung cấp đủ, cơ thể bị thiếu đi hàm lượng vitamin, khoáng chất và các hormone kích thích khẩu vị. Điều này sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó có các vitamin cần thiết cho quá trình tạo máu, gây nên thiếu máu.

    1.5. Tóc rụng, móng dễ gãy

    Khi bị thiếu máu, hàm lượng dinh dưỡng để nuôi tóc bị giảm đi, dẫn đến tính trạng tóc trở nên xơ, yếu và dễ gãy rụng hơn. Dấu hiệu này thường thấy ở những phụ nữ có thai hoặc vừa sinh nở. Giai đoạn này, người mẹ cần một lượng sắt lớn cho cơ thể để nuôi cả bào thai hoặc bổ sung lượng máu mất đi sau khi sinh con. Vì vậy, phụ nữ sau sinh thường rụng tóc rất nhiều.
     
    Tóc rụng do thiếu máu
    Tương tự tóc, móng tay, chân được cấu tạo từ chất sừng trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu máu, khó tổng hợp được vitamin và các khoáng chất cần thiết. Việc sản sinh ra chất sừng cũng bị ảnh hưởng, móng tay, chân không còn chắc khỏe, giòn và dễ gãy. Đây cũng là một dấu hiệu người thiếu máu khá dễ thấy.

    1.6. Thay đổi tính cách, dễ cáu gắt

    Đây cũng là một dấu hiệu thường thấy ở người bệnh thiếu máu. Thiếu máu ảnh hưởng mật thiết đến lượng máu có thể lên não. Khi não không được cung cấp đủ hàm lượng máu sẽ làm thay đổi tính tình, tâm lý trở nên cáu gắt, dễ bực tức hơn.

    1.7. Nhịp tim nhanh, không đều

    Khi người bệnh bị thiếu máu, Oxy không thể phân bổ đều trên cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất và yêu cầu tim phải làm việc nhiều hơn, đập nhanh hơn. Nếu kéo dài, nó có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
     
    Nhịp tim nhanh không đều

    Bên cạnh nhịp tim nhanh, nhịp thở cũng rất dễ bị rối loạn theo. Người thiếu máu sẽ rất dễ bị thở không đều, thậm chí thấy khó thở.

    1.8. Mất ngủ

    Mất ngủ thường gặp ở người cao tuổi bị thiếu máu. Khi cơ thể thiếu máu, lượng máu cần được cung cấp lên não bộ không đủ, dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Điều này khiến người bệnh bị mất ngủ trong thời gian dài, cảm thấy khó để vào giấc ngủ hoặc chỉ ngủ được trong thời gian ngắn, sau đó bị tỉnh dậy trong đêm. Tình trạng này nếu kéo dài lâu sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống.

    2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu

    Thiếu máu là tình trạng khá nguy hiểm đối với sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu như:
    • Một số nguyên nhân gây mất máu cấp tính như: chấn thương, phẫu thuật, sinh nở,…
     
    Thiếu máu, mất máu do sinh nở
    • Các bệnh về đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, ung thư, khối u,…
    • Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đặc biệt trong các trường hợp kỳ kinh kéo dài, mất quá nhiều máu.
     
    Thiếu máu ở phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt
    • Thiếu máu do thiếu sắt: xảy ra do cơ thể không có đủ chất sắt để tủy xương tạo ra huyết sắc tố, một phần của hồng cầu đưa oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
    • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: vitamin B12 có tác dụng hỗ trợ tạo ra các tế bào hồng cầu. Nếu thiếu đi dưỡng chất này, cơ thể sẽ không tổng hợp được các tế bào máu, con người sẽ dễ bị mắc các triệu chứng của căn bệnh thiếu máu như tê chân, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
     
    Thiếu máu do thiếu vitamin B12
    • Thiếu Folate: Đây là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong quá trình tạo máu của cơ thể. Khi thiếu đi folate khiến lượng máu giảm, cơ thể sẽ dễ bị suy nhược mệt mỏi, người xanh xao, mất tập trung, kém hấp thu dưỡng chất.
    • Các vấn đề về tủy xương và tế bào gốc
    • Do gen di truyền: Nếu gia đình có người bị thiếu máu thì 80% những người than có nguy cơ bị thiếu máu. Bạn cần cẩn thận hơn nếu gia đình có người đã từng mắc phải bệnh này.
     
    Trong các nguyên nhân trên, thiếu sắt, vitamin B12 và folate là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu.

    3. Làm sao để cải thiện thiếu máu?

    3.1. Cải thiện bằng thực phẩm bổ máu

    Bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Bệnh nhân thiếu máu nên tập trung bổ sung các nhóm dưỡng chất bổ máu như: sắt, vitamin B12, folate,…

    Một số thực phẩm giàu sắt và vitamin như:
    • Thịt bò: Đây là nguồn đạm và nguồn cung cấp chất sắt cao. Giúp bạn bổ máu và hồi phục cơ thể rất tốt.
    • Gan động vật: Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, gan còn chứa vitamin B12 có vai trò thiết yếu trong việc sản xuất DNA cần thiết tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
    • Rau củ: Các loại rau củ như: bông cải, củ dền, cần tây, rau ngót, bí đỏ… cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào có tác dụng bổ máu.
    • Trái cây: Ăn uống đa dạng các loại trái cây sẽ giúp cơ thể cung cấp đủ lượng vitamin. Trong trái cây có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu chất sắt.
    Thực phẩm bổ máu

    3.2. Thay đổi lối sống

    Dù bạn đang gặp bất kỳ tình trạng nào thì việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Từ đó sẽ giúp giải quyết các vấn đề của cơ thể một cách tốt nhất. Một lối sống lành mạnh sẽ làm giảm bới các triệu chứng ở người thiếu máu.
     
    Thay đổi lối sống lành mạnh

    Bên cạnh đó, còn có một số bài tập giúp cơ thể phục hồi và kích thích sản sinh lượng máu như: bơi lội, đi bộ, đạp xe,…

    3.3. Sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ máu

    Một trong những phương pháp để cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả chính là sử dụng thực phẩm chức năng. Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng bổ máu trên thị trường, trong đó thực phẩm chức năng từ thảo dược được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất.

    Một số thảo dược có tác dụng tốt cho máu như: Đông trùng hạ thảo, thục địa, đương quy, xuyên khung, bạch truật, phục linh, kê nội kim, cam thảo. Việc sử dụng thảo dược hiện nay đang được nhiều người tin dùng vì tính an toàn và hiệu quả của nó, vừa bổ khí huyết, tăng số lượng và chất lượng máu vừa bồi bổ sức khỏe tổng thể.

    Đông trùng hạ thảo là một thảo dược giúp bồi bổ cơ thể hết sức quý giá. Thành phần chứa nhiều chất có giá trị dược liệu cao như: Cordycepin, Adenosine, Polysacharide & 17 axit amin khác nhau. Đông trùng hạ thảo được biết đến là thảo dược giúp bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, giúp khí huyết lưu thông, cải thiện thiếu máu.

     
    Đông trùng hạ thảo bổ máu

    Đương quy là vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết. Trong đương quy chứa nhiều sắt, vitamin B12… là những tiền chất quan trọng cho quá trình tạo máu, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh thiếu máu.
     
    Đương quy bổ máu

    Thục địa có công dụng bổ máu, bổ thận, bổ tinh, giúp cơ thể khôi phục và tăng nhanh lượng hồng cầu, bổ sung lượng hồng cầu bị thiếu từ đó cải thiện được tình trạng thiếu máu, giúp lưu thông khí huyết, da dẻ trở nên hồng hào hơn từ đó sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể.

    Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo, đương quy, thục địa cùng nhiều dược liệu khác đem lại hiệu quả tốt nhất cho những người bị thiếu máu.

    ⏭️Để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí bởi các dược sĩ chuyên môn, bạn có thể liên hệ:

    Hotline: 0899.169.555

    Website: bohuyetvinhgia.vn

    Fanpage: Bổ Huyết Vinh Gia

    Shopee Mall: Viên nang Bổ Huyết Vinh Gia 
    Thông tin
    Bổ huyết vinh gia+
    Bổ huyết vinh gia+

    Lựa chọn liệu trình

    1 tháng
    1 tháng 2 Tháng3 Tháng6 Tháng
    2 lọ Kỳ Lực Đơn

    Giá: 250,000 đ